Thiết nghĩ trong cuộc sống này một phát
minh vĩ đại,hay một sáng tác độc đáo nào đó…tất cả đều xuất phát
từ cái gọi là cảm hứng .Và
trong lĩnh vực thiết kế cũng vậy ,để có được một thiết kế đẹp,có
tính ứng dụng cao ,tất nhiên cũng phải có nguồn cảm hứng để sáng
tác.Không
ở đâu xa ,nguồn cảm hứng luôn ở xung quanh chúng ta,chỉ khi bạn thực
sự đam mê thì nguồn cảm hứng đó sẽ được khơi dậy, nếu bạn “cảm”
được tốt những cảm hứng ấy thì thiết nghĩ bạn sẽ có đươc một
thiết kế độc đáo.Chính
lòng đam mê sẽ là ngọn lửa châm ngòi cho những cảm hứng thiết kế “thăng
hoa”.
CẢM HỨNG TRONG THIẾT KẾ LÀ GÌ ?
Cảm hứng trong thiết kế
(inspiration in the design) là dùng để nói đến những xúc cảm ban đầu trào dâng, thúc đẩy trí tưởng
tượng sáng tạo của nhà thiết kế trong việc hình thành ý tưởng.“Cảm hứng thiết kế”còn mang ý nghĩa
là sự nhiệt tình cháy bỏng, là khát vọng nồng nhiệt nhằm thể hiện một tư tưởng
sáng tạo chân chính.Cảm hứng đến từ đâu và có vị
trí như thế nào với người thiết kế ? Dường như là câu hỏi không mới!. Nhưng
thử đặt ngược lại vấn đề, có thể thiết kế mà không cần cảm hứng không ? Như
vậy cảm hứng đến với người thiết kế là từ đâu ? Có thể nói cảm
hứng đến từ mọi phương diện trong cuộc sống; nó có thể là một cái
nhìn ,một làn khói ,một lời nói hay một tin nhắn vô tình của ai đó,hay một cảnh đẹp lung linh tao nhã.Có những lúc bạn bị “bí” ý tưởng hay nói đúng
hơn là bạn không có cảm hứng để thiết kế; hãy nằm xuống, nhắm mắt
lại và hít thở xâu khi đó bạn sẽ nhìn thấy cảm hứng ;”cảm hứng như
một mặt khác của tâm linh, thoắt ẩn thoắt hiện”.
Theo Báo Điện Tử Tổ Quốc thì cảm hứng giống như
nhặt được của rơi ;mà của rơi thì hiếm thấy !Vì vậy ta phải biết
cách lưu giữ lại những cảm hứng bởi nó sẽ đi rất nhanh và ta khó
có thể bắt gặp lại chúng lần thứ hai.
Như vậy chúng ta phải
làm gì để nâng cao khả năng sáng tạo trong thiết kế và làm như thế
nào để vượt qua những khó khăn trong việc “bí ý tưởng”? Đây luôn là
những vấn đề được đặt ra hàng đầu đối với những ai làm thiết kế!.
THIẾT KẾ BẰNG NIỀM ĐAM MÊ VÀ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC
Bất cứ làm việc gì đó
đều phải xuất phát từ lòng đam mê ,chỉ có thế
mới có thể mang lại
thành công cho bạn.
Albert Einstein đã nói “Tôi chẳng
phải thiên tài ,tôi chỉ có một lòng ham hiểu biết ghê ghớm”.Chính
lòng đam mê
là nguồn “dinh dưỡng” nuôi dưỡng khả năng sáng tạo trong bạn.
Như vậy “đam mê” là gì? Thật ngắn gọn khi nói về đam
mê,trong buổi Talkshow Trò chuyện cảm hứng thiết kế ;diễn giã Tạ Minh
Trãi đã nói đam mê là 100% trách nhiệm, phải có trách
nhiệm với lòng đam mê của mình ,với những việc mà mình đã đang và
sắp làm.Khi bạn đã ý thức được trách nhiệm của mình rồi thì hãy
hành động và chịu trách nhiệm về hành động đó. Đừng hoài
công chờ đợi một thứ gì đó mà hãy đứng dậy để đi tìm đến một lý
tưởng !.Điều đó cũng giống với việc đi tìm một ý tưởng cho thiết
kế của bạn.Vậy những ý tưởng đó đến từ đâu ? Không đâu khác ,nó
đến từ những hành động của bạn,,chính những hành động đó sẽ là
đớm lửa nhỏ khơi dậy nguồn cảm hứng và nó mang đến cho bạn những
tia sáng tươi mới,nó giúp bạn thoát khỏi những tư duy cổ hữu ,góp
phần nâng cao hơn khả năng sáng tạo trong bạn!
Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng để “nuôi
dưỡng” tư duy sáng tạo trong bạn đó chính là một thái độ tích cực. Hãy
luôn giữ cho mình một thái độ,một tinh thần làm việc tích cực, điều
đó sẽ mang lại những hiệu quả công việc tốt hơn cho bạn. Thiết nghĩ
những lúc như vậy bạn sẽ có nhiều hơn những ý tưởng suất phát từ
những nguồn cảm hứng mới mẻ !.
Đam
mê không phải hiển nhiên có,đam mê cũng phải rèn luyện và bồi
dưỡng,một trong những yếu tố để niềm đam mê luôn cháy đó chính là sự
khích lệ.
Sự
khích lệ là rất quan trọng,điều đó sẽ làm cho tinh thần bạn thêm
hưng phấn,nó như một nguồn năng lượng để bạn tiếp tục hoạt động. Điều
đó cũng góp phần nâng cao khả năng sáng tạo trong bạn. Khích lệ để
bạn có thêm tinh thần, có thêm sức mạnh để đi tiếp “con đường sáng tạo”. Một
khi không có sự khích lệ bạn giống như bị rơi xuống vực thẩm ngay
trên con đường sáng tạo ấy. Con đường đó sẽ hoàn toàn tâm tối và
thật khó để bạn đi đến những chặng đường kế tiếp!.
Trong
mỗi chặng đường bạn sẽ nhặt được những cái hay, cái mới để rồi
bạn sẽ có được những ý tưởng mới từ những cái mà bạn “nhặt”
được. Nó sẽ độc đáo hay không ,điều đó là phụ thuộc vào bạn, vào
khả năng sáng tạo và cách bạn truyền cảm hứng vào thiết kế của
mình.
Tuy
nhiên không phải lúc nào bạn cũng có cảm hứng để làm điều đó. Một
cổ máy có lúc cũng hư hỏng và con người cũng thế .Không phải lúc
nào bạn cũng “nhặt” được ‘ý tưởng”.Và điều đó là hiển nhiên đối
với những ai làm thiết kế !.
Những
lúc bị “bí ý tưởng” như vậy, bạn hãy nhanh chóng tìm cho mình
“một
con đường và một phương tiện di chuyển nhanh chóng nhất” để đi đến những ý tưởng mới !. Điều đó
sẽ rèn cho bạn một lối “suy nghĩ nhanh”. Đừng quá ràng buộc suy nghĩ
của mình vào một khuôn khổ,khi ấy bạn bị rơi vào tình trạng bị ép
buộc suy nghĩ và nên nhớ đừng đặt nặng vấn đề thời gian vào suy
nghĩ của mình !.Hãy là một nhà thiết kế thực thụ ;tức là phải biết
suy nghĩ nhanh và biết cách ghi lại những suy nghĩ đó ,nó có thể là
những ý tưởng hay cho những thiết kế sau này của bạn !
Sơ đồ tư duy là cách để bạn ghi lại một cách nhanh gọn ý tưởng của mình |
Một khi đã bí ý tưởng, bạn hãy “mở cửa” ; đừng nhốt mình vào một khuôn khổ. Mở cửa để những tia sáng mới mẻ,những luồng tư tưởng mới len lỏi vào trong ngôi nhà của bạn ,nói đứng hơn là nó sẽ
“Đừng
quá khắc khe trong suy nghĩ” và
cũng “đừng thành kiến với bất cứ cái gì”- đó cũng là giải
pháp để bạn thoát khỏi tình trạng bí ý tưởng. Đừng mang nặng thành
kiến hay sự khắc khe vào trong suy nghĩ của mình; khi ấy bạn sẽ khó
có thể tìm ra những giải pháp mới cho ý tưởng của mình !.
Một điều rất cần thiết để
bạn có một tinh thần thoải mái chính là “sự thư giản”.Hãy tự
tặng cho mình 30 phút mỗi ngày để thư giản đầu óc sau những giờ làm
việc căng thẳng .Có thể là một cuộc nói chuyện’ hay một buổi cafe
cùng bạn bè ,cũng có thể là tập một bài thể dục nhẹ trước khi đi
ngủ .Điều đó giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng cho một ngày
làm việc mới với nhiều điều mới mẻ.
“Hãy
thoát khỏi suy nghĩ đó”-Một khi đã bí ý tưởng; thiết nghĩ
bạn nên dừng lại mọi suy nghĩ và hãy thư giản.Có thể bạn không còn
nhiều thời gian cho thiết kế của mình; nhưng đừng vì thế mà bạn
chạy đua với nó, có thể bạn sẽ phải hy sinh chút thời gian, nhưng đó
“chỉ
là một con số nhỏ cho một thiết kế vĩ đại của bạn”!
Ngành thiết kế một
ngành đa dạng và người làm thiết kế là người của công chúng. Nó
đòi hoi rất nhiều chuẩn mực mà người thiết kế phải biết . Vì vậy
hãy học cách để mình là một nhà thiết kế thực thụ ,tức là phải
biết cách giữ cho ngọn lửa đam mê luôn cháy và quan trọng hơn cả là
biết cách khơi dậy nguồn cảm hứng, để cho những thiết kế của bạn
luôn mang một cảm hứng mới mẻ và độc đáo !
Một
ai đó đã nói rằng “Một điều cho mỗi ngày-hãy chọn việc
gì đó cho niềm đam mê của bạn”; để đánh thức và nuôi dưỡng
những khả năng sáng tạo trong bạn .Và “hãy thoát khỏi suy nghĩ đó”
! để giúp bạn rở rối suy nghĩ khi bị bí ý tưởng !